TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẶT LỐP
- Là bộ phận kết nối duy nhất giữa xe bạn và mặt đường, phần tiếp xúc với đường rất nhỏ, tuỳ thuộc vào cỡ lốp và kiểu lốp nhưng nó gánh một trọng trách vô cùng to lớn cho sự an toàn của bạn và tiết kiệm nhiên liệu phụ thuộc vào bề mặt rất nhỏ đó.
- Mang toàn bộ trọng lượng xe của bạn, tải trọng gấp 50 lần trọng lượng của chúng
- Chịu tác dụng giảm chấn cho xe giúp cho ta đi êm hơn.
- Chịu tác động đối với các thao tác lái xe chẳng hạn như rẽ, tăng tốc và phanh
- Chịu tác động của mọi vật cản trên đường đi
- Vì sự an toàn của chính chúng ta, chính vì vậy mà chúng ta luôn phải kiểm tra lốp nhất là mặt lốp
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA ĐƠN GIẢN VÀ AN TOÀN
Để đảm bảo sự an toàn của bạn, hãy kiểm tra định kỳ lốp:
KIỂM TRA: - Độ sâu gai lốp
- Độ rạn nứt lớn của mặt lốp, hông lốp
- Áp suất của lốp cũng như độ tròn đều của lốp
- Lắp lốp đúng chiều
VÌ SAO PHẢI KIỂM TRA LỐP
· Đường rãnh mặt lốp sẽ phân tán nước khỏi phần bên dưới lốp, giúp dễ ràng điều khiển
· Độ sâu gai lốp càng cao, nước sẽ được phân tán càng nhiều và vì vậy giảm nguy cơ bị trượt xe
· Mặt lốp, hông lốp không bị rạn nứt lớn, sứt, rách đảm bảo chịu được áp suất của lốp không bị hết hơi hay bị nổ khi đang chạy
· Điều chỉnh áp suất cũng như bảo dưỡng xe thường xuyên sẽ bảo đảm lốp của bạn sẽ hoạt động tốt nhất trong quá trình di chuyển.
· Mặt chạy của lốp bám vào mặt đường, ảnh hưởng tới cự ly bạn cần phanh
· Kiểm tra sự tròn đều của lốp (không bị phình từng chỗ) giúp chúng ta đi êm hơn không bị nhảy, không bị nổ lốp.
Thay lốp khi lốp bị mòn và có dấu hiệu rạn nứt hay sứt mặt chạy lớn.
KIỂM TRA ÁP SUẤT LỐP HÀNG THÁNG
Áp suất lốp chuẩn sẽ làm giảm nguy cơ mất kiểm soát xe, Xe chạy êm hơn không bị cứng, nó cũng giúp bảo vệ lốp không bị ăn mòn sớm và những tổn thất không phục hồi được đối với kết cấu bên trong. Áp suất lốp có thể giảm do các lỗ nhỏ, khí sẽ thoát ra ngoài tự nhiên thông qua các thành phần của lốp hoặc thậm chí từ sự giảm nhiệt độ môi trường. Quan trọng là kiểm tra chúng một lần một tháng, bởi vì:
· Áp suất thấp sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn hại đến lốp xe, áp xuất thấp làm non hơi và xe chuyển động ì, nếu để đi lâu sẽ làm dập lốp và săm.
· Áp suất vượt quá 20% có thể làm giảm tuổi thọ lốp xe xuống khoảng10,000 km hoặc nổ lốp khi áp suất quá lớn.
· Áp suất chuẩn cho lốp thậm chí còn có thể tiết kiệm nhiên liệu (sẽ làm xe chuyển động bon hơn)
· Khuyến nghị về áp suất lốp được tìm thấy trên hông lốp hay trên những hướng dẫn sử dụng.
PHƯƠNG PHÁP BẢO HÀNH SẢN PHẨM:
Đối Với Lốp Xe Đạp - Xe Máy
KHUYẾT TẬT | DIỄN GIẢI | KẾT LUẬN |
NGOẠI QUAN | - Lốp bị biến dạng do lão hóa, bị rạn phầm hông lốp hoặc do tồn kho từ 2 năm trở lên hay lốp bị dính dầu mỡ, đất, cát, chất bẩn…. | Không đổi |
DỘP (Phồng) | - Lốp bị dộp đỉnh, dộp hông nếu cắt chỗ ấy sẽ thấy sự tách lớp giữa vải/vải, vải/cao su, cao su/cao su (ở giữa có tạp chất) hoặc dộp gót. | Đổi nếu độ sâu gai lốp : - Lốp Xe Đạp : trên 2.0mm - Lốp Xe Máy : trên 3.0 mm |
NỨT | - Lốp bị nứt phần mặt lốp, hông lốp, gót lốp (không phải do vật cắt, chém ). |
TẠP CHẤT | - Có vật lạ nằm trong lốp (dăm gỗ, mảnh kim loại, cao su chết, …) do trong quá trình sản xuất bị nhiễm tạp chất, không phải do trong quá trình sử dụng. | Đổi |
KHUYẾT TẬT VẢI MÀNH | - Cộm mối nối vải mành, đứt lòi sợi chỉ mành. | Đổi khi còn hạn bảo hành |
KHUYẾT TẬT GÓT LỐP | - Gót lốp còn nguyên (không bị trầy xước ) nhưng có một đầu sợi tanh lòi ra, tanh bị bung hoặc gãy tanh. |
- Gót lốp (tanh) bị dãn, bị cong hoặc có dấu vết cạy (do móc tanh) | Không đổi |
- Gót lốp có hiện tượng bị bào mòn, phá đứt do vành. |
- Gót lốp bị chảy nhão cao su . | Đổi nếu lốp còn mới, chưa sử dụng. |
- Gót lốp ( lốp xe máy tubless) bị xì do không kín hơi (không phải do vành) hoặc thiếu CS trên gót lốp hoặc bị lè gót. | Đổi nếu lốp còn mới. |
LỐP BỊ ÔVAN | - Lốp bị ô van đỉnh, ô van hông quá 1.5 mm do CS dày mỏng không đều. | Đổi nếu lốp còn mới. |
VẾT CẮN | - Lốp có dấu răng gặm nhấm do thú vật (chó, mèo, chuột,…) hay vị vật sắc nhọn đâm vào | Không đổi |
LỖI VẬN CHUYỂN | - Lốp mới nhưng bị biến dạng hoặc trầy xước do ma sát | Không đổi |
KHUYẾT TẬT KHÁC | - Lốp bị đá chém hay các vật thể sắc khác (vết cắt bên ngoài). | Không đổi |
Đối Với Săm Các Loại
KHUYẾT TẬT | DIỄN GIẢI | KẾT LUẬN |
NGOẠI QUAN | - Săm bị biến dạng do lão hóa, rạn chân chim hoặc do tồn kho từ 2 năm trở lên, Săm bị dính dầu mỡ, đất, cát, chất bẩn…. | Không đổi |
SĂM CÓ VẾT GẤP NGANG / DỌC | - Săm bị gấp nếp, lòng máng hoặc nứt theo hướng bán kính hoặc theo hướng chu vi trong quá trình lưu hóa. | Đổi |
DỘP YẾM | - Có vật lạ nằm trong thân săm (cát, dăm gỗ, mảnh kim loại, cao su chết, …) | Đổi |
TẠP CHẤT | - Có bọt khí ở giữa yếm van và thân săm | Đổi |
TÉT CHU VI | - Săm bị tét theo hướng chu vi nhưng nếu săm còn mới không có dấu vết đâm thủng, không có miếng vá. | Đổi |
RÁCH MỐI NỐI | - Săm rách xuất phát từ mối nối | Đổi |
PHỒNG CỤC BỘ | - Bơm săm lên 120% kích thước mà có vị trí phù hơn 20% so với chỗ khác | Đổi |
SĂM BỊ XÌ | - Săm bị xì từ từ hoặc thử nước phát hiện xì | Đổi |
BUNG CHÂN / THÂN VAN | - Lòi chân van ra nếu không có dấu hiệu săm bị thủng | Đổi |
BƠM HƠI KHÔNG VÀO | - Do lỗ yếm chân van hoặc miếng đệm cao su dán lệch vị trí lỗ đục trên thân săm hoặc do hỏng ti van. | Đổi |
DÀY MỎNG KHÔNG ĐỀU | - Thân săm có bề dày mỏng không đều 20% ở các vị trí khác nhau. | Đổi |
VẬT CẮT | - Săm mới nhưng có vết trầy sước hoặc vết cứa rách . | Không đổi |
- Do nguyên nhân khác ( săm cũ, săm đã qua sử dụng,…) | Không đổi |
VẾT CẮN VẾT CẠY | - Săm có dấu răng gặm nhấm do thú vật (chó, mèo, chuột,) - Săm có vết cạy làm lủng, rách khi tháo lắp săm vào lốp. | Không đổi |
CÁN ĐINH | - Săm có vết lủng rõ ràng do bị cán đinh hoặc bị vật khác đâm hoặc còn dấu vết vá săm . | Không đổi |